Để
hoàn thành thắng lợi các mục tiêu nhiệm vụ tại Nghị quyết Đại hội Đảng bộ X nhiệm
kỳ 2015-2020; lãnh đạo tỉnh đã tập trung chỉ đạo điều hành kế hoạch
phát triển kinh tế xã hội cùng với sự nỗ lực của các doanh nghiệp và cộng đồng
dân cư trên địa bàn, trong giai đọan 2016-2018 tỉnh đã đạt được nhiều thành tựu
quan trọng, hoàn thành khá toàn diện các chỉ tiêu đã đề ra.
Về kinh tế, giai đoạn
2016-2018 tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) bình quân đạt 8,01%, GRDP bình quân đầu
người năm 2018 đạt 3.887,2 USD, tổng thu ngân sách hàng năm
vượt dự toán được giao, công tác hỗ trợ, phát triển doanh nghiệp được
quan tâm. Hầu hết các ngành kinh tế chủ yếu của tỉnh đều đạt và
vuợt so với các chỉ tiêu đề ra hàng năm
Về doanh nghiệp dân doanh, số doanh nghiệp
thành lập mới là 8.298 doanh nghiệp với vốn đăng ký 67.459 tỷ đồng. Lũy kế đến tháng 6/2018, có 31.650 doanh nghiệp với tổng vốn đăng ký trên
206.694 tỷ đồng.
Về doanh nghiệp FDI, tổng vốn FDI thu hút
trong 2,5 năm qua đạt 4.707,5 triệu
USD. Lũy kế đến tháng 06/2018 trên địa bàn tỉnh có 1.804 dự
án FDI với tổng vốn đầu tư là 32,76 tỷ USD, trong đó: số dự án còn hiệu lực là
1.335 dự án có tổng vốn là 27,68 tỷ USD. Nhà đầu tư nước
ngoài đầu tư vào Đồng Nai phần lớn là các dự án của Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản.
Các dự án đầu tư nước ngoài cấp mới trên địa bàn tỉnh đáp ứng yêu cầu thu hút đầu tư có
chọn lọc, ưu tiên chọn dự án công nghệ cao, dự án sản xuất công
nghiệp hỗ trợ, dự án thân thiện môi trường.
Nhìn
chung Đồng Nai vẫn giữ vững là một trong các địa phương dẫn đầu về phát triển
công nghiệp với ngành, nghề đa dạng phong phú, tốc độ tăng trường cao, cơ cấu
và phân bổ các cơ sở công nghiệp đồng bộ hơn, hợp lý hơn, tỷ trọng dự án công
nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ ngày càng tăng. Phần lớn các khu công nghiệp, cụm Công nghiệp đã được quan tâm đầu tư kết
cấu hạ tầng sẵn sàng thu hút các dự án đầu tư.
Nông
nghiệp có những bước đột phá với năng suất và sự chuyển dịch cơ cấu nội bộ
ngành tích cực theo hướng tăng tỷ trọng chăn nuôi; việc thực hiện chương trình
nông thôn mới đang làm đổi thay bộ mặt nông thôn theo hướng hiện đại, trong có
129/133
xã đạt chuẩn nông thôn mới, chiếm 97% và 08
huyện nông thôn mới (Xuân Lộc, thị xã Long Khánh, Thống Nhất, Long Thành, Nhơn
Trạch, Trảng Bom, Cẩm Mỹ, Vĩnh Cửu) và 15
xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.
Lĩnh
vực thương mại - dịch vụ đạt được kết quả đáng kể hướng vào đáp ứng nhu cầu
tiêu dùng sinh họat và nhu cầu phát triển của các ngành sản xuất. Hoạt động xuất
nhập khẩu đạt được những kết quả khả quan, kim ngạch xuất khẩu bình quân trong hai năm 2016-2017
tăng 9,5%. Sáu tháng đầu năm 2018, kim ngạch xuất khẩu của tỉnh đạt trên 9,0 tỷ
USD tăng 13,6%
Công
tác bảo vệ môi trường ngày càng chặt chẽ và tốt hơn; Kết cấu hạ tầng kinh tế -
xã hội của Đồng Nai tăng lên đáng kể; Nguồn nhân lực khoa
học kỹ thuật và đội ngũ trí thức Đồng Nai đã trở thành nguồn lực quan trọng
đóng góp vào sự nghiệp CNH-HĐH, từng bước hình thành các nhân tố của nền kinh tế
tri thức tại địa phương.
Công tác cải
cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư: Kết quả chỉ số năng lực cạnh
tranh cấp tỉnh của tỉnh Đồng Nai năm 2017, đạt 63,15 điểm, xếp hạng thứ 26/63 tỉnh
thành, tăng 8 bậc so với năm 2016; chỉ số cải cách hành chính - PAR INDEX tỉnh
Đồng Nai đạt 84,52/100 điểm, xếp thứ 3 cả nước, tăng 1 hạng so với năm 2016. Tỉnh
Đồng Nai được đánh giá cao về tiêu chí cải cách thủ tục hành chính với
12,95/14,5 điểm (đạt 89,34%) và tác động của cải cách hành chính đến người dân,
tổ chức, phát triển kinh tế - xã hội đạt 14,5/15,5 điểm (93,55%); năm 2017, tỉnh
Đồng Nai đều tăng hạng đáng kể và đạt kết quả tốt trong cả 3 bộ chỉ số cải cách
hành chính cấp tỉnh (PAR INDEX), chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công
(PAPI) và năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI).
Về
xã hội, công tác an sinh xã hội được quan tâm thực hiện, tập trung vào các lĩnh
vực: đào tạo nghề, giải quyết việc làm, đền ơn đáp nghĩa, chăm lo các đối tượng
chính sách, an toàn vệ sinh thực phẩm, phòng chống dịch bệnh. Công tác cải cách
hành chính được chú trọng, nhất là việc triển khai thực hiện đề án cơ chế một cửa,
một cửa liên thông hiện đại tại cấp huyện. Thực hiện tốt công tác bảo đảm an
ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; Hoạt động văn hóa xã hội có tiến bộ
trên nhiều mặt, đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân không ngừng được cải
thiện. Quốc phòng an ninh được giữa vững. Bộ máy nhà nước các cấp được củng cố,
kiện toàn và nâng cao hiệu quả hoạt động. Khối đại đoàn kết toàn dân được tăng
cường, niềm tin của nhân dân đối với sự nghiệp đổi mới của tỉnh ngày một tăng.
Chi đoàn