Thứ 6 - 26/02/2016
Màu đỏ Màu xanh nước biển Màu vàng Màu xanh lá cây
Chuyển đối số đồng hành và phát triển cùng tỉnh Đồng Nai
Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam 09-11
Tiếp cận Nông nghiệp 4.0 ở Việt Nam

Tại Việt Nam, phát triển nông nghiệp rất có tiềm năng, một số doanh nghiệp đã áp dụng số hóa vào sản xuất kinh doanh từ giống, canh tác, thu hoạch, phân phối tiêu dùng,… Ứng dụng cách mạng công nghiệp 4.0 giảm thiểu sức lao động và tăng năng suất lao động. Tuy nhiên, ứng dụng này mới được một số doanh nghiệp triển khai. Để khai thác được tiềm năng và chuyển đổi cách sản xuất, tiếp cận sự đổi mới ứng dụng công nghệ mới cần nghiên cứu chính sách và doanh nghiệp trong việc thúc đẩy tiếp cận cách mạng công nghiệp 4.0.

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 là tích hợp hệ thống kết nối số hóa, vật lý, sinh học với sự đột phá của công nghệ điện toán đám mây (IOT), với dữ liệu lớn (Bigdata) và trí tuệ nhân tạo (AI) làm thay đổi căn bản nền sản xuất, phân phối, trao đổi, tiêu dùng và quản lý, quản trị… Làn sóng đổi mới, ứng dụng khoa học công nghệ sẽ diễn ra mạnh mẽ trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, tự do hóa thương mại…

Những đặc trưng cơ bản trong việc tiếp cận nông nghiệp 4.0 ở Việt Nam là số hóa hoạt động sản xuất từ nông trại đến chế biến, marketing, tiêu dùng thông qua hệ thống kết nối IOT, kết hợp các hệ thống điều hành và tác nghiệp tập trung, tự động hóa và thông minh giữa các công nghệ vật lý, công nghệ sinh học và công nghệ điều hành đảm bảo cho quá trình sản xuất, kinh doanh diễn ra liên tục, bền vững và hiệu quả. Nông nghiệp 4.0 là quy trình khép kín bằng công nghệ như giống chất lượng cao, phân bón thông minh, thuốc trừ sâu thảo dược, canh tác chính xác, giảm hao hụt giống và giảm phát thải khí nhà kính, tự động hóa từ thu hoạch, bảo quản, vận chuyển và chế biến, ứng dụng điện toán đám mây để truy xuất nguồn gốc. Tiếp cận nông nghiệp 4.0 là ứng dụng các thành tựu của công nghiệp 4.0 vào nông nghiệp để tăng hiệu quả sử dụng nguồn lực, giảm thiểu công lao động, giảm thất thoát do thiên tai, dịch bệnh, an toàn môi trường, tiết kiệm chi phí trong từng khâu hay toàn bộ quá trình sản xuất - chế biến - tiêu thụ.

Để phát triển nông nghiệp bền vững cần có giải pháp về nguồn nhân lực, đất đai, cơ sở hạ tầng, cơ sở dữ liệu, vấn đề về tài chính, thị trường và tổ chức sản xuất. Theo đó, cần thay đổi tư duy nông dân và doanh nghiệp, cần lấy thị trường làm căn cứ để xác định mặt hàng, chất lượng… gia tăng được độ tin cậy của người tiêu dùng. Đồng thời, người tiêu dùng cũng cần phải thay đổi tư duy trong việc ứng dụng công nghệ thông tin trong việc kiểm tra truy xuất nguồn gốc sản phẩm.

Đồng thời, đưa khoa học, công nghệ vào nông nghiệp, xây dựng chính sách ưu đãi, thay đổi cơ chế cho các doanh nghiệp, hợp tác xã… ứng dụng khoa học, công nghệ hiện đại vào nông nghiệp. Tập trung thực hiện việc điều tra, khảo sát, thống kê để thông tin, dự báo cho doanh nghiệp, người nông dân về sản phẩm, về thị trường, tăng cường xúc tiến thương mại, giúp người dân tìm kiếm thị trường xuất khẩu…

Đối với các viện nghiên cứu, các cơ sở sự nghiệp khoa học công lập, ngoài công lập phục vụ nông nghiệp cần được hưởng các chính sách ưu đãi, đồng thời phải đổi mới cơ chế đặt hàng, nghiên cứu hướng về thị trường để khuyến khích và tạo điều kiện chuyển giao khoa học, công nghệ cho doanh nghiệp nông nghiệp, nông dân. Trong đó tập trung vào bốn vấn đề: Quy trình công nghệ; Giống cây, con; Thức ăn chăn nuôi, phân bón; Thuốc thú y và thuốc bảo vệ thực vật.

Đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, các tổ chức liên kết của người nông dân… khi ứng dụng khoa học, công nghệ được tiếp cận vốn tín dụng với lãi suất ưu đãi và thủ tục đơn giản, được giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, được khuyến nông, khuyến ngư cũng như được cung cấp miễn phí các thông tin về sản phẩm, về thị trường.

Để ngành nông nghiệp phát triển bền vững. các nhà khoa học, các chuyên gia, các nhà quản lý, nhà hoạch định chính sách và các doanh nghiệp chia sẻ kinh nghiệm, nhận diện vấn đề, từ đó đề xuất, kiến nghị chính sách tiếp cận được nông nghiệp 4.0 ở Việt Nam./.

Chi đoàn


Các tin khác

    There are no items to show in this view.

Liên kết webiste

Thăm dò ý kiến

Đánh giá về trang thông tin điện tử Sở Kế hoạch và Đầu tư Đồng Nai

 

Số lượt truy cập

Trong ngày:
Tất cả:

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ SỞ KẾ HOẠCH - ĐẦU TƯ TỈNH ĐỒNG NAI

Giấy phép số: 160/GP-BC do Cục báo chí Bộ VHTT cấp ngày 15/6/2006.
Chịu trách nhiệm chính: Thạc sĩ Nguyễn Hữu Nguyên - Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đồng Nai. 
Địa chỉ: số 2 Nguyễn Văn Trị - Thanh Bình - Biên Hoà - Đồng Nai 
ĐT: 0251.3822505  - Email: skhdt@dongnai.gov.vn​