Thứ 6 - 26/02/2016
Màu đỏ Màu xanh nước biển Màu vàng Màu xanh lá cây
Chuyển đối số đồng hành và phát triển cùng tỉnh Đồng Nai
Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam 09-11
Vài nết về các tổ chức phi chinh phủ

 

​        1. Tổ chức phi chính phủ (Non-Governmental Organizations, gọi tắt là NGOs) đã tồn tại hàng trăm năm trên thế giới dưới nhiều dạng khác nhau. Nguồn gốc xa xưa của NGOs vốn là những nhóm nhỏ làm từ thiện. Tiêu chí hoạt động của các tổ chức này là cứu trợ nhân đạo đối với nạn nhân chiến tranh, thiên tai và nghèo đói, không phân biệt chính kiến và địa dư. Cho tới nay trên thế giới, các nước có quan điểm khác nhau về phân loại và định nghĩa về NGOs.

2. Ba loại NGOs hiện đang hoạt động trên thế giới:

+ Tổ chức phi chính phủ mang tính chất quốc gia;

+ Tổ chức phi chính phủ mang tính chất quốc tế;

+ Tổ chức phi chính phủ mang tính chất chính phủ;

 Các tổ chức phi chính phủ mang tính chất quốc gia (National Non-Governmental Organizations, gọi tắt là NNGOs) là tổ chức mà các thành viên đều mang một quốc tịch. Các tổ chức này xuất hiện trên thế giới rất sớm. Phạm vi hoạt động chủ yếu phục vụ cho từng cộng đồng, hoạt động trong phạm vi một nước. Về số lượng, NNGOs chiếm đa số tuyệt đối.

Các tổ chức phi chính phủ mang tính chất quốc tế (International Non-Governmental Organizations, gọi tắt là INGOs) là tổ chức mà các thành viên của nó mang nhiều quốc tịch khác nhau sáng lập ra. Về số lượng, INGOs ít hơn nhiều so với NNGOs. Phạm vi hoạt động của INGOs rộng khắp trên thế giới, nhưng INGOs phải tuân theo luật pháp của nước nhận sự hợp tác.

 Các tổ chức phi chính phủ mang tính chất chính phủ (Governmental Non-Governmental Organizations, gọi tắt là GONGOs) là các tổ chức do chính phủ lập ra hoặc một NGO nào đó hoàn toàn phụ thuộc vào ngân sách của chính phủ. Ví dụ: Chương trình phát triển DED của Đức; SNV của Hà Lan đang có chương trình viện  trợ cho Việt Nam.

 3. Viện trợ NGOs được thể hiện dưới ba hình thức chủ yếu là viện trợ thông qua các chương trình, dự án (viện trợ để thực hiện các chương trình/dự án), viện trợ phi dự án (viện trợ bằng tiền hay hiện vật) và viện trợ khẩn cấp trong trường hợp có thiên tai hoặc tai hoạ khác. Khác với nguồn viện trợ chính thức (ODA), viện trợ NGO là loại viện trợ không hoàn lại, mang tính nhân đạo và phát triển, có thủ tục nhanh gọn và đơn giản. Quy mô dự án thường không lớn (từ vài nghìn đến vài trăm nghìn đô la Mỹ, thời gian thực hiện không dài (từ vài tháng đến 1-2 năm) nhưng thường đáp ứng kịp thời, sát với nhu cầu và phù hợp với khả năng quản lý, sử dụng của nơi nhận viện trợ. Hiện nay, nhiều nước phát triển đã dành một phần viện trợ ODA cho các nước đang phát triển thông qua NGOs. Số tiền viện trợ thông qua NGOs khá lớn, ngày một tăng và trên thực tế đã hỗ trợ đáng kể cho các chương trình kinh tế-xã hội của các nước đang phát triển. NGOs còn nhận sự hỗ trợ tài chính từ các tổ chức tôn giáo, từ các quỹ từ thiện tư nhân, từ quyên góp với nhiều hình thức khác nhau.

4. Khối lượng viện trợ của NGOs cho các nước đang phát triển ngày càng tăng cùng với sự gia tăng về  lĩnh vực hợp tác của các tổ chức này. Hoạt động của NGOs đã chuyển theo hướng giảm viện trợ nhân đạo và tăng viện trợ phát triển bền vững. Các NGOs ngày càng đóng vai trò đáng kể trong đời sống kinh tế-xã hội, giáo dục, y tế, môi trường, nhân đạo ... tại nhiều nước trên thế giới. Các NGOs đang tham gia sâu vào nhiều lĩnh vực như xoá đói giảm nghèo, giúp đỡ phụ nữ, cứu trợ trẻ em, kế hoạch hoá gia đình, chữ thập đỏ, bảo vệ môi trường...

 
Văn phòng Sở 

Liên kết webiste

Thăm dò ý kiến

Đánh giá về trang thông tin điện tử Sở Kế hoạch và Đầu tư Đồng Nai



 

Số lượt truy cập

Trong ngày:
Tất cả:

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ SỞ KẾ HOẠCH - ĐẦU TƯ TỈNH ĐỒNG NAI

Giấy phép số: 160/GP-BC do Cục báo chí Bộ VHTT cấp ngày 15/6/2006.
Chịu trách nhiệm chính: Thạc sĩ Nguyễn Hữu Nguyên - Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đồng Nai. 
Địa chỉ: số 2 Nguyễn Văn Trị - Thanh Bình - Biên Hoà - Đồng Nai 
ĐT: 0251.3822505  - Email: skhdt@dongnai.gov.vn​