Thứ 6 - 26/02/2016
Màu đỏ Màu xanh nước biển Màu vàng Màu xanh lá cây
Chuyển đối số đồng hành và phát triển cùng tỉnh Đồng Nai
Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam 09-11
Triển khai kế hoạch thực thi Hiệp định Thương mại tự do giữa Cộng hòa XHCN Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU) EVFTA

 

​         Sáng 6-8, tại Phòng họp trực tuyến UBND tỉnh Đồng Nai, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai – Cao Tiến Dũng cùng các Sở, ngành liên quan dự Hội nghị tực tuyến của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc về “Triển khai kế hoạch thực thi Hiệp định Thương mại tự do giữa Cộng hòa  XHCN Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU) EVFTA”.

Hình 1.jpg

Hội nghị tại đầu cầu Hà Nội  do Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì, cùng dự có có Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh, đại diện lãnh đạo các bộ, ban, ngành, cơ quan T.Ư; các Đại sứ, trưởng phái đoàn đại diện các nước EU; các hiệp hội, doanh nghiệp tiêu biểu Việt Nam và EU và sự tham gia của lãnh đạo 63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.                                            Hình 2.jpg

(Nguồn hình ảnh: Báo điện tử Nhandan.com.vn)​

         Hiệp định có hiệu lực từ ngày 01/8/2020, được xem như con đường cao tốc hướng Tây, kết nối Việt Nam – một quốc gia có gần 100 triệu dân với một thị trường hơn 450 triệu dân.           Hiệp định thế hệ mới này được kỳ vọng sẽ hỗ trợ Việt Nam và EU cùng đẩy mạnh phát triển kinh tế trong bối cảnh đại dịch Covid -19 đang tác động nặng nề đến kinh tế và đang có diễn biến ngày càng phức tạp.

          Để triển khai Hiệp định EVFTA có hiệu quả, đồng bộ và sâu rộng đến tất cả các đối tượng có liên quan gồm cơ quan Nhà nước, các doanh nghiệp, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1175/QĐ-TTg ngày 04/8/2020 về việc chỉ định các cơ quan đầu tư mối để triển khai thực hiện Hiệp định EVFTA và ban hành Quyết định phê duyệt Kế hoạch thực hiện Hiệp định, trong đó các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cần cụ thể hóa và tổ chức triển khai 05 nhóm nhiệm vụ cơ bản gồm: Công tác tuyên truyền, phổ biến thông tin EVFTA và thị trường của các nước EU; Công tác xây dựng pháp luật, thể chế; Nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển nguồn nhân lực; Chủ trương và chính sách đối với tổ chức công đoàn các các tổ chức của người lao động tại cơ sở doanh nghiệp; và Chính sách an sinh xã hội, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.

          Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng nhấn mạnh, EVFTA là một FTA thế hệ mới có tiêu chuẩn cao, toàn diện, độ mở lớn và cân bằng lợi ích cho cả hai bên. Riêng đối với Việt Nam, nghiên cứu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy, trong điều kiện bình thường, Hiệp định có thể góp phần giúp GDP tăng thêm bình quân lên đến 3,2 % trong giai đoạn năm năm đầu thực hiện, lên đến 5,3% cho năm năm tiếp theo và lên đến 7,72 % cho năm năm sau đó. Một nghiên cứu khác của Ngân hàng Thế giới (WB) cho thấy, nếu thực hiện đồng thời cả Hiệp định EVFTA và Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), GDP của Việt Nam có thể tăng thêm tới 3,2% trong thập kỷ 2021-2030. 

Với cam kết mở cửa thị trường mạnh mẽ, xóa bỏ thuế nhập khẩu lên tới gần 100% biểu thuế của EU, EVFTA dự kiến, sẽ mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam tăng kim ngạch xuất khẩu sang EU thêm khoảng 42 % vào năm 2025 và gần 45% vào năm 2030 so kịch bản không có hiệp định và tăng thu hút đầu tư FDI vào Việt Nam. Không chỉ thế, Hiệp định còn giúp tăng thêm gần 150 nghìn việc làm mỗi năm. Theo WB, Hiệp định có thể giúp cho 800 nghìn                                                                                                   Hình 3.jpg

          (Nguồn hình ảnh: Báo điện tử Nhandan.com.vn)​

 Sau khi Thủ tướng Chính phủ phát biểu khai mạc Hội nghị, Lãnh đạo các Bộ Công Thương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Tài chính, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội phát biểu tham luận về vai trò, trách nhiệm của từng Bộ, ngành trong việc chuẩn bị cho việc thực hiện Hiệp định EVFTA có hiệu quả đến doanh nghiệp trong từng lĩnh vực cụ thể. Trong đó, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh nhấn mạnh điểm đáng lưu ý là EU có cơ cấu xuất nhập khẩu hàng hóa mang tính bổ trợ, do vậy trong trực tiếp cạnh trang với hàng hóa cùng phân khúc của Việt Nam, trong khi đó những mặt hàng mà EU có thế mạnh khi nhập khẩu vào thị trường Việt Nam như máy móc, thiết bị… sẽ giúp hỗ trợ cho ngành sản xuất trong nước giảm giá thành và nâng cao năng lực sản xuất, từ đó tạo ra những sản  phẩm có sức cạnh tranh tốt hơn.

          Đại diện của Phòng Thương mại Công nghiệp Việt Nam VCCI, đại điện lãnh đạo các Công ty, tập đoàn, Hiệp Hội đã tham gia phát biểu và kiến nghị một số nội dung liên quan, trong đó để doanh nghiệp Việt Nam, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể tận dụng nhiều hơn những hiệu quả của Hiệp định mang lại thì cần tập trung giải quyết những vấn đề sau:

          - Thế mạnh của Việt Nam là xuất khẩu hàng may mặc, giầy da…tuy nhiên một trong những điều kiện về truy xuất hàng hóa theo Hiệp định là nguồn nguyên liệu phải do Việt Nam sản xuất, trong khi nguồn nguyên liệu hàng may mặc, giày da chủ yếu nhập từ nước ngoài. Do đó, trong thời gian tới, Việt Nam cần quy hoạch một Khu công nghiệp phụ trợ cho ngành dệt may gồm: sản xuất sợi, dệt, và nhuộm…

          - Các tỉnh, thành phố cần ưu tiên bố trí, thành lập vùng nguyên liệu để phục vụ cho phát triển ngành sản xuất sản phẩm nông nghiệp;

          - Hiện nay, trong chuỗi giá trị sản phẩm gồm nguyên liệu, sản xuất, phân phối, thì Việt Nam đang thực hiện tốt khâu phân phối, và đang còn yếu về khâu nguyên liệu và phân phối. Do đó, trong thời gian tới, cần tăng cường phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ để đáp ứng việc cung cấp nguyên liệu đầu vào, phát triển các dịch vụ hỗ trợ xuất nhập khẩu, phát triển về hạ tầng logistics.

          - Việc triển khai Hiệp định không nên dàn trải, mà nên tập trung vào những vấn đề doanh nghiệp cần, chia thành các nhóm, các ngành, các lĩnh vực cụ thể. Qua đó, tập trung vào từng nhóm doanh nghiệp để có những Chương trình tập huấn cụ thể để áp dụng Hiệp định hiệu quả.

          Ghi nhận các ý kiến tham gia tại Hội nghị, kết luận hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh từ đây, người dân hai bên dễ dàng hợp tác, giao lưu, các doanh ngiệp của hai bên có thể tiếp cận thuận lợi thị trường của nhau “Như vậy, dù xe tải hay xe khách, đại bàng hay chim sẻ sẽ cùng đi, cùng bay trên cao tốc ấy”.


Phòng KTĐN

 

Liên kết webiste

Thăm dò ý kiến

Đánh giá về trang thông tin điện tử Sở Kế hoạch và Đầu tư Đồng Nai

 

Số lượt truy cập

Trong ngày:
Tất cả:

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ SỞ KẾ HOẠCH - ĐẦU TƯ TỈNH ĐỒNG NAI

Giấy phép số: 160/GP-BC do Cục báo chí Bộ VHTT cấp ngày 15/6/2006.
Chịu trách nhiệm chính: Thạc sĩ Nguyễn Hữu Nguyên - Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đồng Nai. 
Địa chỉ: số 2 Nguyễn Văn Trị - Thanh Bình - Biên Hoà - Đồng Nai 
ĐT: 0251.3822505  - Email: skhdt@dongnai.gov.vn​