Thứ 6 - 26/02/2016
Màu đỏ Màu xanh nước biển Màu vàng Màu xanh lá cây
Chuyển đối số đồng hành và phát triển cùng tỉnh Đồng Nai
Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam 09-11
Kỷ niệm 75 năm Chiến thắng La Ngà (01/3/1948 – 01/3/2023

 

​       Khi cuộc tiến công vào căn cứ địa Việt Bắc (Thu Đông 1947) bị thất bại, thực dân Pháp quyết định tập trung lực lượng vào Nam Bộ và liên tiếp mở các cuộc hành quân càn quét với qui mô lớn đánh phá các căn cứ nhằm tiêu diệt cơ quan đầu não kháng chiến và bộ đội chủ lực của ta. Qua cơ sở nội tuyến, ta nắm được vào đầu tháng 3 năm 1948, địch sẽ tổ chức một cuộc họp quan trọng ở Thành phố Đà Lạt nhằm bàn kế hoạch đẩy mạnh càn quét bình định vùng Nam Bộ. Để đảm bảo an toàn cho cuộc họp này, chúng sẽ đưa một lực lượng lớn quân Pháp hành quân bằng cơ giới theo đường bộ từ Sài Gòn lên Đà Lạt. Bộ Tư lệnh Nam Bộ đã giao nhiệm vụ cho Chi đội 10 (tương đương Trung đoàn) được tăng cường Liên quân 17 và một số phân đội trinh sát, công binh trợ chiến tổ chức tiêu diệt đoàn xe của địch.

Nghiên cứu, trinh sát, tìm hiểu tình hình, Chỉ huy Chi đội quyết định chọn đoạn đường từ La Ngà đến Định Quán làm nơi tổ chức trận địa phục kích từ km 104 (cách đồn La Ngà 3 km về phía Sài Gòn) đến km 113 (cách đồn Định Quán 2 km về phía Đà Lạt. Đây là đoạn đường dài 7 km, chạy quanh co theo các cánh rừng, có địa hình cao hơn mặt đường từ 1 đến 1,5 m, nhiều nơi cao từ 5 - 6 m. Đặc biệt điểm cao 206 có thể khống chế toàn bộ khu vực. Đồng thời, đó cũng là một trận địa vừa thuận lợi cho việc phục kích, vận động bất ngờ từ trên cao đánh xuống mặt đường, vừa có sông Đồng Nai ở phía tây là hào chắc thiên nhiên đảm bảo cho bộ đội ta rút lui an toàn sau trận đánh.

Ngay từ đầu tháng 1 năm 1948, công tác chuẩn bị cho trận đánh giao thông trên quốc lộ 20 được triển khai thật kỹ càng từ công tác vận động lương thực, đảm bảo đạn dược, trinh sát… trong điều kiện vô cùng khó khăn, gian khổ (bộ đội sống phân tán trong dân, dựa vào dân tăng gia sản xuất, lương thực ở chiến khu phải tự túc, nhân dân các dân tộc bị giặc khủng bố phải phân tán ở những nơi hẻo lánh, đi lại khó khăn…). Tuy nhiên, với lòng yêu nước, căm thù giặc sâu sắc, nhân dân và bộ đội đã đoàn kết một lòng góp sứcđể chuẩn bị lương thực cho trận đánh được hoàn tất chỉ trong vòng 01 tháng, đảm bảo cho đội quân khoảng 1000 quân ăn trong gần nửa tháng.

Trận đánh diễn ra đúng như kế hoạch của Ban chỉ huy chi đội 10. Sau hơn 40 phút chiến đấu, ta đã diệt 59 xe địch trong tổng số 69 xe, diệt 2 đại đội Pháp gồm 150 tên, 25 tên sĩ quan chỉ huy, bắt sống 1 trung úy. Trong số sĩ quan bị diệt có đại tá Desarigne, chỉ huy Lữ đoàn Lê dương thứ 13, đại tá Paruist, Phó Tham mưu trưởng thứ nhất quân đội Pháp ở Nam Đông Dương, thiếu tá chỉ huy phân tiêu khu quân sự Hóc Môn, đại úy Jean Couvreur trưởng phòng xe hơi…

Chiến thắng La Ngà đánh dấu bước trưởng thành vượt bậc của lực lượng vũ trang miền Đông cả về chiến lược và chiến thuật. Hơn 75 năm trôi qua, vết tích về một trận đánh giao thông táo bạo, hùng tráng gần như không còn, nhưng âm vang chiến thắng La Ngà vẫn còn đó.

Trận chiến La Ngà khiến cả nước Pháp bàng hoàng, bởi trước các luận điệu dối trá của bọn thực dân hiếu chiến, chính giới Pháp tưởng rằng Nam Bộ là một chiến trường đã bình định xong. Hơn 20 năm sau (1971), trong cuốn hồi kí, khi nhắc tới trận La Ngà, tướng Raoul Salan, viên tướng có thâm niên nhất của quân đội viễn chinh Pháp trên chiến trường Đông Dương thừa nhận: “Đây là một trận đánh tuyệt diệu cả về tổ chức, chỉ huy và nắm thời cơ nổ súng, là trận đánh “bất hạnh” đối với quân viễn chinh Pháp!”.

Chiến thắng Là Ngà đã đi vào lịch sử không chỉ thắng lợi về mặt quân sự mà còn là thắng lợi lớn về mặt chính trị trong và ngoài nước. Chiến thắng đã đánh dấu một bước trưởng thành nhanh chóng về chất của lực lượng vũ trang Biên Hòa - Đồng Nai. Chiến thắng La Ngà đã làm thay đổi “cái nhìn” của thực dân Pháp về thế và lực của đôi bên ở chiến trường Việt Nam, đồng thời cũng làm nức lòng quân dân ta, từ đó mở ra hàng loạt chiến công vang dội khác, chiến thắng La Ngà đã trở thành biểu tượng sáng ngời tô thắm thêm hào khí “miền Đông gian lao mà anh dũng”. Với chiến thắng trên,  Bộ Tổng Tư lệnh quân đội nhân dân Việt Nam gửi điện khen cán bộ, chiến sĩ Chi đội 10, tặng thưởng đơn vị làm nên chiến thắng La Ngà Huân chương Quân công hạng II.

Bài học kinh nghiệm của trận phục kích La Ngà:

Đầu tiên là nắm vững quy luật hoạt động của địch, chọn đúng đoạn đường phục kích có lợi. Thực hiện đánh ngăn chặn, đánh quấy rối buộc địch lọt vào trận phục kích đúng thời điểm thuận lợi để tiêu diệt. Công tác điều tra nắm vững quy luật hoạt động của địch chính xác đến mức các đồng chí tính toán được thời gian các đoàn xe qua trận địa, đồng thời chỉ đạo các hoạt động đánh ngăn chặn, quấy rối, dựng chướng ngại vật để làm trì hoãn tốc độ hành quân của địch đúng thời gian dự kiến có lợi nhất để tiêu diệt.

Mặt khác là bài học về công tác tập kích bí mật, bất ngờ, kiên quyết thực hiện chiến thuật chặn đầu, khoá đuôi, chia cắt nhanh chóng, tiêu diệt toàn quân địch. Ngoài ý nghĩa chính trị của cuộc chiến tranh chính nghĩa, ý nghĩa đích thực của trận đánh này là chúng ta đã chọn đúng đối tượng, chọn đúng vị trí trận địa phục kích, nắm vững quy luật hoạt động của địch, khẩn trương chuẩn bị nhiều mặt cho trận đánh....

Chiến thắng La Ngà không chỉ là tiếng vang về chính trị, cổ vũ quân dân ta nói chung mà còn để lại những bài học rất đáng trân trọng về tổ chức chỉ huy, về vận động chiến thuật và cách đánh.

Văn phòng Sở

 

Các tin khác

Liên kết webiste

Thăm dò ý kiến

Đánh giá về trang thông tin điện tử Sở Kế hoạch và Đầu tư Đồng Nai

 

Số lượt truy cập

Trong ngày:
Tất cả:

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ SỞ KẾ HOẠCH - ĐẦU TƯ TỈNH ĐỒNG NAI

Giấy phép số: 160/GP-BC do Cục báo chí Bộ VHTT cấp ngày 15/6/2006.
Chịu trách nhiệm chính: Thạc sĩ Nguyễn Hữu Nguyên - Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đồng Nai. 
Địa chỉ: số 2 Nguyễn Văn Trị - Thanh Bình - Biên Hoà - Đồng Nai 
ĐT: 0251.3822505  - Email: skhdt@dongnai.gov.vn​