I. Công tác chỉ đạo tổ chức
thực hiện
- Thực hiện Quyết định
1460/QĐ-UBND ngày 16/5/2013 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Đề án đào tạo, phát
triển đội ngũ doanh nhân tỉnh Đồng Nai đến năm 2020; Quyết định số 4698/QĐ-UBND
ngày 30/12/2016 của UBND tỉnh ban hành Chương trình đào tạo phát triển nguồn
nhân lực trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2016-2020 và Quyết định số 963/QĐ-UBND ngày 29/3/2017 về việc thành lập
Ban chỉ đạo Chương trình đào tạo phát triển nguồn nhân lực tỉnh Đồng Nai giai
đoạn 2016-2020; trong giai đoạn 2016-2020, UBND tỉnh Đồng Nai giao Sở Kế
hoạch và Đầu tư thực hiện Mục tiêu 7 “Đào tạo, phát triển đội ngũ doanh nhân
tỉnh Đồng Nai có năng lực, trình độ để lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp hoạt động
có chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh cao”.
- Ngày 06/10/2017, Sở Kế
hoạch và Đầu tư ban hành Kế hoạch số 680/KH-SKHĐT về việc triển khai thực hiện
Mục tiêu 7 – Chương trình đào tạo phát triển nguồn nhân lực trên địa bàn tỉnh
Đồng Nai giai đoạn 2016-2020 và được Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai chấp thuận
triển khai Kế hoạch tại văn bản số 12478/UBND-KGVX ngày 01/12/2017.
- Lãnh đạo Sở luôn quan tâm
chỉ đạo việc thực hiện Mục tiêu 7 đạt các chỉ tiêu đã đăng ký, là nội dung quan
trọng trong công tác hỗ trợ đào tạo phát triển nguồn nhân lực cho doanh nghiệp
nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh.
II. Tình hình và kết quả
thực hiện mục tiêu chương trình
06 tháng đầu năm 2019 chưa tổ
chức được các khóa đào tạo.
Lý
do: Sở Kế hoạch và Đầu tư gửi thông báo chiêu sinh các khóa đào tạo về Quản trị
doanh nghiệp đến các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh dưới các hình thức gửi thư trực tiếp đến 250 doanh nghiệp (qua đường
bưu điện và gửi trực tiếp cho doanh nghiệp khi làm thủ tục đăng ký doanh
nghiệp). Tuy nhiên, thực tế công tác chiêu sinh các khoá đào tạo, bồi dưỡng nguồn
nhân lực cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa
trên địa bàn tỉnh Đồng Nai thời gian qua gặp rất nhiều khó khăn do chưa được nhiều sự quan
tâm từ phía các doanh nghiệp nên số lượng học viên đăng ký tham dự không nhiều,
chưa đủ học viên để mở lớp theo quy định (tối thiểu 30 người/lớp học).
3.3. Khó
khăn, vướng mắc và nguyên nhân
Trong thời
gian qua, việc mở các lớp đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực cho doanh nghiệp nhỏ
và vừa trên địa bàn tỉnh Đồng Nai gặp nhiều khó khăn do các nguyên nhân sau:
- Hạn chế
trong tuyển sinh: chưa nhận được sự quan tâm từ phía doanh nghiệp do tập trung
kinh doanh, cơ chế thu học phí chưa thu hút được nhiều học viên tham gia (mức
hỗ trợ tối đa 50% tổng chi phí tổ chức các khóa bồi dưỡng không thuyết phục
doanh nghiệp tham gia do ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp, do thời gian học kéo dài) nên
số lượng học viên đăng ký tham dự không nhiều. Thời gian các khoá đào tạo ngắn
nhất là 3 ngày, dài nhất 7 ngày.
- Định mức
để thực hiện một khóa đào tạo, chi phí bồi dưỡng cho giảng viên, chi phí thuê hội
trường, chi phí hỗ trợ học viên và các chi phí khác quá thấp so với các chi phí
thực tế.
- Số lượng
khóa đào tạo Khởi sự doanh nghiệp chiếm tối đa 30% tổng số khóa đào tạo (quy
định tại Điểm a Khoản 1 Điều 5). Thực tế các cá nhân, tổ chức quan tâm nhiều
đến nội dung khởi sự doanh nghiệp khi có nguyện vọng thành lập doanh nghiệp và
trong trường hợp có nhiều tổ chức, cá nhân đăng ký lớp đào tạo khởi sự doanh
nghiệp nhưng không thể thực hiện được do mức khống chế tỷ lệ nêu trên.
3.4. Kiến
nghị đối với Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Kiến nghị
Bộ Kế hoạch và Đầu tư khi xây dựng văn bản thay thế Thông tư liên tịch số 04/2014/TTLT-BKHĐT-BTC
ngày 13/8/2014 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính hướng dẫn một số nội
dung về trợ giúp đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp nhỏ và
vừa:
- Bỏ mức
quy định khống chế tỷ lệ tối đa 30% tổng số khóa đào tạo đối với khóa đào tạo
khởi sự doanh nghiệp.
- Rút ngắn
thời gian các khoá đào tạo, như sau: đối với khoá Khởi sự doanh nghiệp, thời
gian từ 01 đến 03 ngày/1 lớp; khoá Quản trị doanh nghiệp, thời gian từ 03 đến 05
ngày/1 lớp và khoá Kiến thức chuyên đề về quản lý doanh nghiệp, thời gian từ 05
đến 07 ngày/1 lớp.
- Quy định
theo hướng để địa phương chủ động bố trí nguồn kinh phí trong việc hỗ trợ đào
tạo cho các DNNVV trên địa bàn phù hợp với quy định theo Điều 14 Nghị định
39/2018/NĐ-CP ngày 11/3/2018 quy định chi tiết một số điều của Luật hỗ trợ
DNNVV (không quy định mức hỗ trợ từ ngân sách nhà nước cho một khóa đào
tạo tối đa không vượt quá 50% tổng chi phí của một khóa đào tạo hoặc bỏ quy định này).
III. Phương hướng nhiệm vụ trong năm 2019 và những
năm tiếp theo.
- Tiếp tục thực hiện
tuyên truyền phổ biến rộng rãi chính sách ưu đãi của tỉnh để thu hút đối tượng
tham gia chương trình. Ngoài ra, thực hiện việc tuyên truyền, phổ biến đến cộng
đồng doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh về nội dung Đề án hỗ trợ hệ sinh thái khởi
nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025 đã được Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt tại Quyết định số 844/QĐ-TTg ngày 18/5/2016. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả kế hoạch Kế
hoạch số 9308/KH-UBND về phát động phong trào khởi nghiệp trên địa bàn tỉnh
Đồng Nai giai đoạn 2016-2020.
- Tiếp tục triển khai Kế
hoạch thực hiện Mục tiêu 7 đã được Ủy ban nhân dân tỉnh chấp thuận:
- Phối hợp
với các đơn vị có liên quan tổ chức các khoá đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về
khởi sự doanh nghiệp cho các năm tiếp theo tại các địa phương trên địa bàn tỉnh
Đồng Nai:
+ Hàng năm,
phối hợp với Công ty Cổ phần MISA tổ chức mỗi quý 01 khóa đào tạo.
+ Phối hợp
với Tỉnh đoàn Đồng Nai, Hội Sinh viên
tỉnh, các Trường Cao đẳng, Đại học trên địa bàn tỉnh thường xuyên tổ chức các khóa
đào tạo cho các bạn học sinh, sinh viên trên địa bàn tỉnh.
+ Phối hợp
với Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tổ chức các khóa cho nhân viên, cán bộ
quản lý của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
+ Phối hợp
với Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức các khóa về khởi sự doanh nghiệp, ý tưởng
kinh doanh cho các em học sinh trong các trường phổ thông trên địa bàn tỉnh.
+ Phối hợp
với Hội Phụ nữ tỉnh tổ chức các khóa về khởi sự doanh nghiệp, ý tưởng kinh
doanh cho đối tượng là chị em phụ nữ.
+ Đào tạo
trực tiếp tại các Doanh nghiệp có nhu cầu đào tạo cho cán bộ, công nhân viên
trong Công ty./.
Chi đoàn