Thứ 6 - 26/02/2016
Màu đỏ Màu xanh nước biển Màu vàng Màu xanh lá cây
Chuyển đối số đồng hành và phát triển cùng tỉnh Đồng Nai
Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam 09-11
Hướng dẫn về việc lập quy hoạch vùng và cấp tỉnh theo Luật Quy hoạch số 21/2017/QH14

I. Các đối tượng lập quy hoạch vùng và quy hoạch tỉnh

1) Các vùng kinh tế-xã hội: (i) Vùng trung du miền núi; (ii) Vùng đồng bằng sông Hồng; (iii) Vùng Bắc trung bộ và duyên hải miền Trung; (iv) Vùng Tây Nguyên; (v) Vùng Đông Nam Bộ; (vi) Vùng đồng bằng sông Cửu Long.

2) Các vùng kinh tế trọng điểm: Bắc Bộ, Nam Bộ, miền Trung và Đồng bằng sông Cửu Long

3) Các vùng chuyên môn hóa và đặc thù: (i) 03 hành lang kinh tế, (ii) các vùng đô thị lớn Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh; các vùng du lịch, vùng nông lâm nghiệp (theo quy hoạch ngành); (iii) dải kinh tế miền Trung (01); (iv) vành đai kinh tế ven biển vịnh Bắc bộ (01 đơn vị); (v) Tam giác kinh tế: Campuchia-Lào-Việt Nam (01),…

4) Các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: 63 đơn vị, trong đó có 05 thành phố trực thuộc trung ương, sẽ được lập theo pháp luật về quy hoạch đô thị và 58 tỉnh được lập theo quy hoạch tỉnh. Về quan điểm chuyên môn, các tỉnh cũng là một vùng hành chính-kinh tế.

Theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương, các đơn vị hành chính cấp tỉnh được phân thành 4 loại: Loại đặc biệt, Loại I, Loại II và Loại III. Theo quan điểm sử dụng tỷ lệ bản đồ gốc thì các tỉnh được phân thành 02 loại: Loại I có quy mô lãnh thổ < 50.000km2  (áp dụng tỷ lệ bản đồ gốc 1/25.000=1/50.000); ≥ 50.000km2   (áp dụng tỷ lệ bản đồ gốc 1/50.000=1/100.000).

5) Các đặc khu hành chính-kinh tế:Phú Quốc,Bắc Vân Phong,Vân Đồn(Luật riêng)

Bảng 3.4. Vị trí, vai trò và chức năng của quy hoạch vùng và quy hoạch tỉnh

TT

Loại QH

Về lập, thẩm định và phê duyệt QH

Về thực hiện và đánh giá quy hoạch

Về giám sát, thanh tra, kiểm tra và điều chỉnh quy hoạch

I

Quy hoạch vùng

1) Phải phù hợp với QH cấp quốc gia

2) Là cơ sở để lập QHDTNT (QH đô thị nông thôn) và QH tỉnh, điều chỉnh quy hoạch tỉnh nếu có mâu thuẫn với QH vùng

 

Làm cơ sở để:
1) Lập kế hoạch thực hiện QH;

2) Xây dựng các chính sách và giải pháp thực hiện QH;

3) Bố trí sử dụng các nguồn lực;

4) Lập các báo cáo về hoạt động quy hoạch và đánh giá thực hiện QH.

1) Là cơ sở để cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thực hiện việc giám sát, thanh tra, kiểm tra các hoạt động QH

2) Là căn cứ để xem xét điều chỉnh QH

II

Quy hoạch tỉnh

1) Phải phù hợp với quy hoạch cấp quốc gia và QH vùng

2) Là cơ sở để lập QHDT, QHNT

Như trên

Như trên

 

II. Nhiệm vụ Quy hoạch vùng và Quy hoạch tỉnh

1) Khung pháp lý: Điều 15, Điều 16, Luật Quy hoạch.

2) Nội dung thuyết minh:

a.     Tên dự án Quy hoạch

b.     Sự cần thiết lập quy hoạch

c.      Mục tiêu lập quy hoạch

d.     Các căn cứ lập quy hoạch

e.      Phạm vi ranh giới lập QH. Mô tả khái quát đặc điểm lịch sử, điều kiện tự nhiên hiện trạng, tình hình thực hiện QH và các dự án đầu tư trên địa bàn vùng hoặc tỉnh

f.       Các chỉ tiêu dự báo phát triển vùng hoặc tỉnh. Các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và định mức kinh tế, kỹ thuật dự kiến áp dụng.

g.     Các yêu cầu (chung và cụ thể) về nội dung và phương pháp lập quy hoạch

h.     Thành phần hồ sơ quy hoạch và chi phí lập quy hoạch.

i.       Tổ chức thực hiện (Tiến độ lập quy hoạch; cơ quan quản lý dự án QH; đơn vị tư vấn; cơ quan thẩm định; cơ quan quyết định, phê duyệt.

3) Các bản vẽ:

a.     Bản đồ vị trí, phạm vi, ranh giới vùng hoặc tỉnh.

b.     Các bản đồ, sơ đồ minh họa (nếu có)

4) Các văn bản pháp lý và phụ lục:

a.     Tờ trình

b.     Dự thảo văn bản phê duyệt

c.      Phụ lục

- Đối với Quy hoạch tỉnh: Cụ thể hóa Quy hoạch tổng thể Quốc gia, QH vùng ở cấp tỉnh về không gian các hoạt động kinh tế-xã hội, quốc phòng, an ninh, hệ thống đô thị và phân bố dân cư nông thôn, kết cấu hạ tầng, phân bổ đất đai, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường trên cơ sở kết nối QH cấp Quốc gia, QHV, QH đô thị, QH nông thôn (Khoản 8, Điều 3, Luật Quy hoạch)

- Mục tiêu chung của QH vùng và Quy hoạch tỉnh: Làm cơ sở để thực hiện vai trò, chức năng theo quy định của pháp luật đã được thể hiện tại Bảng nêu trên.

 

III. Nội dung và phương pháp lập quy hoạch vùng và quy hoạch tỉnh

1) Nguyên tắc chung

a.     Nội dung QHV xác định phương hướng phát triển, sắp xếp không gian và phân bổ nguồn lực cho các hoạt động KT-XH, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường có tính liên ngành, liên vùng và liên tỉnh (Khoản 1, điều 26, Luật QH)

b.     Nội dung QH tỉnh thể hiện cập nhật các dự án cấp Quốc gia đã được xác định ở quy hoạch cấp Quốc Gia, các dự án cấp vùng liên tỉnh đã được xác định ở QH vùng; định hướng sắp xếp không gian và phân bổ nguồn lực cho hoạt động kinh tế- xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường ở cấp tỉnh, liên huyện và định hướng bố trí trên địa bàn cấp huyện (Khoản 1, Điều 27, Luật QH).

2) Nội dung cụ thể và các phương pháp lập quy hoạch vùng và QH tỉnh

a) Nội dung 1: Phân tích vùng hoặc tỉnh.

(i)  Phân tích, đánh giá các đặc điểm lịch sử, điều kiện tự nhiên (Vị trí địa lý, địa hình, địa mạo, địa chất, thủy văn, nguyên liệu khoáng, địa chất công trình, khí hậu, thổ nhưỡng, sinh vật-giới thực vật, động vật, cảnh quan.

Đánh giá tổng hợp lãnh thổ để khoanh định các khu cực, vùng đất theo các mức độ thuận lợi dựa trên các điều kiện tự nhiên theo các mục đích sử dụng.

(ii) Phân tích, đánh giá hiện trạng: các quan hệ liên vùng; kinh tế-xã hội, dân số-lao động; sử dụng đất đai, phân bố xây dựng đô thị, nông thôn; hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật; các nguồn lực đặc thù của vùng hoặc của tỉnh

(iii) Cập nhật, đánh giá các xu thế phát triển trong nước và quốc tế; các định hướng chiến lược, chính sách, cơ chế có liên quan, các quy hoạch, kế hoạch, dự án cấp quốc gia, cấp vùng trong các quy hoạch cấp trên.

(iv) Phân tích, đánh giá hiện trạng mô hình tổ chức lãnh thổ về chính trị-hành chính, các vùng kinh tế-lãnh thổ các vùng chuyên môn và các khu chức năng đặc thù trong vùng hoặc tỉnh

(v) Phân tích, đánh giá tổng hợp lãnh thổ bằng các phương pháp thích hợp (Matrix Swots, DAFO, MIC, matrix N.P.N (Negative.Positivo.Newtro), DELFI v.v..). Nhận diện các vấn đề cần giải quyết.

(vi) Đánh giá tổng hợp đất đai theo các mức độ thuận lợi đối với các mục đích sử dụng. xác định các “ngưỡng” phát triển và khả năng dung nạp lãnh thổ ( Hình 3.11)

b) Nội dung 2: Xác định quan điểm, mục tiêu và dự báo các chỉ tiêu và hình thành các chiến lược phát triển vùng hoặc tỉnh.

(i) Xác định quan điểm và mục tiêu phát triển vùng hoặc tỉnh. (Điểm b, Khoản 2 - Điều 26 và Điểm b, Khoản 2 - Điều 27 Luật Quy hoạch)

(ii) Dự báo các xu thế phát triển vùng hoặc tỉnh

˗         Dự báo liên kết vùng (phương phát ma trận IMPORT-EXPORT).

˗         Dự báo các chỉ tiêu phát triển KT-XH và luận chứng cơ sở kinh tế - kỹ thuật hoặc các động lực phát triển vùng (Các phương pháp dự báo tăng trưởng kinh tế)

˗         Dự báo dân số - lao động và đô thị hóa (các phương pháp cân đố và dự báo dân số, lao động và đô thị hóa)

˗         Xác định nhu cầu sử dụng các loại đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp và đất chưa sử dụng (Các phương pháp cân đối và dự báo nhu cầu)

˗         Các chỉ tiêu phát triển cơ sở hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật và bảo vệ môi trường (Các phương pháp dự báo nhu cầu)

˗         Dự báo về các nguồn lực phát triển vùng hoặc tỉnh (Các phương pháp dự báo) (Điểm c, khoản 2- Điều 26 và Điểm a, Điểm b - Điều 27)

(iii) Xác định chiến lược và đường lối phát triển vùng hoặc tỉnh theo các kịch bản, theo các phương pháp kịch bản (Điểm c, điều 26; Điểm b và Điểm c Điều 27)

c) Nội dung 3: Thiết kế quy hoạch vùng hoặc quy hoạch tỉnh. Nghiên cứu lập các phương án và các bản đồ quy hoạch vùng hoặc quy hoạch tỉnh về phân bổ và tổ chức không gian gồm:

       i.            Vị trí, chức năng và liên kết vùng;

     ii.            Mô hình cơ cấu quy hoạch và phân vùng lãnh thổ;

  iii.            Phương hướng phân bổ và tổ chức các ngành sản xuất;

  iv.            Phương hướng phân bổ và tổ chức hệ thống đô thị, nông thôn;

     v.            Phương hướng quy hoạch sử dụng đất, không gian biển;

  vi.            Phương hướng quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng xã hội (Nhà ở, hệ thống các công trình phục vụ công cộng và không gian xanh);

vii.            Phương hướng quy hoạch, phát triển kết cấu hạ tầng (giao thông, thủy lợi, chuẩn bị kỹ thuật đất đai, cấp nước, cấp năng lượng, thông tin liên lạc, thoát nước, xử lý CTR và nghĩa trang v.v…);

viii.            Phương hướng QH phát triển các tiểu vùng, các huyện và các khu chức năng đặc thù;

  ix.            Phương hướng bảo vệ môi trường, khai thác bảo vệ tài nguyên nước lưu vực sông, phòng chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu. (Điểm d, đ, e - mục 2 Điều 26 và Điểm c, d, đ, e, g, h, I, k, l, m, n - khoản 2 - Điều 27).

d) Nội dung 4: Xây dựng các cơ sở để quản lý và thực hiện quy hoạch vùng hoặc tỉnh

(i) Phân kỳ và kế hoạch thực hiện quy hoạch

(ii) Danh mục các dự án và thứ tự ưu tiên thực hiện

(iii) Giải pháp và nguồn lực thực hiện

(iv) Quy chế quản lý quy hoạch vùng hoặc quy hoạch tỉnh (Các Điểm g,h - Khoản 2 - Điều 26 và Điểm c, … Điều 27 - Luật quy hoạch)

Thành phần hồ sơ quy hoạch vùng hoặc quy hoạch tỉnh

TT

Tên bản vẽ

Tỷ lệ bản đồ gốc QHV

Tỷ lệ bản đồ gốc QHT

Ghi chú

Sơ đồ vị trí và các quan hệ liên vùng

1/1.000.000

1/500.000

  

Các bản đồ hiện trạng vùng hoặc tỉnh

1/50.000 -1/100.000

 1/500.000

Thể hiện trên 1 hoặc nhiều bản đồ

Bản đồ đánh giá tổng hợp đất đai theo các mục đích sử dụng

1/50.000 -1/100.000

1/25.000 - 1/50.000

Thể hiện trên 1 bản đồ và mảnh ghép

Sơ đồ mô hình cơ cấu QHV hoặc tỉnh

1/500.000

1/100.000

Bản vẽ thu nhỏ

Bản đồ QH các ngành và cơ sở sản xuất

1/5000 –1/100.000

1/25.000 -1/50.000

 

Bản đồ QH hệ thống các đô thị ,nông thôn

1/50.000 –1/100.000

1/25.000 –1/50.000

 

Bản đồ QH SDĐ, không gian biển (nếu có)

1/50.000 –1/100.000

1/25.000 -1/50.000

 

8

Các bản đồ QH hệ thống hạ tầng xã hội

1/50.000 –1/100.000

1/25.000 –1/50.000

 

Các bản đồ QH hệ thống hạ tầng kỹ thuật

1/50.000 –1/100.000

1/25.000 –1/50.000

 

10 

Các bản dồ QH phân vùng và định hướng phát triển các tiểu vùng, các huyện và các khu chức năng đặc thù

1/50.000 –1/100.000

1/25.000 –1/50.000

 

Bản đồ gốc và mảnh ghép

11 

Bản đồ bảo vệ môi trường

1/50.000 -1/100.000

1/2.500 -1/5.000

Bản đồ gốc và mảnh ghép

12 

Bản đồ phân kỳ đầu tư và các dự án quan trọng của vùng hoặc của tỉnh

1/50.000-1/100.000

1/25.000 –1/50.000

 

  Chi đoàn 

Liên kết webiste

Thăm dò ý kiến

Đánh giá về trang thông tin điện tử Sở Kế hoạch và Đầu tư Đồng Nai



 

Số lượt truy cập

Trong ngày:
Tất cả:

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ SỞ KẾ HOẠCH - ĐẦU TƯ TỈNH ĐỒNG NAI

Giấy phép số: 160/GP-BC do Cục báo chí Bộ VHTT cấp ngày 15/6/2006.
Chịu trách nhiệm chính: Thạc sĩ Nguyễn Hữu Nguyên - Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đồng Nai. 
Địa chỉ: số 2 Nguyễn Văn Trị - Thanh Bình - Biên Hoà - Đồng Nai 
ĐT: 0251.3822505  - Email: skhdt@dongnai.gov.vn​