Đối với Đồng Nai, với vị trí địa kinh tế và những thành tựu
đạt được, Đồng Nai có điều kiện thuận lợi để phát triển, nhưng cũng phải chịu
áp lực lớn trong việc giải quyết các vấn đề an sinh xã hội, nâng cao chất lượng
cuộc sống người dân. Vì vậy để đảm bảo
giữ vững tốc độ phát triển kinh tế và đảm bảo an sinh xã hội, Đồng Nai phải
phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị, bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, vai
trò quản lý, chỉ đạo, điều hành của nhà nước trong phát triển kinh tế xã hội,
trong đó chú ý các trọng tâm sau đây:
- Huy động
các nguồn vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế- kỹ thuật đồng bộ, tạo điều
kiện phát triển các ngành, lĩnh vực kinh tế xã hội, trong đó nguồn vốn ngân sách ưu tiên đầu tư bố trí vốn cho các công trình hạ tầng
thiết yếu và công trình an sinh xã hội. Nguồn vốn còn lại tập trung huy động
thông qua việc xây dựng các chính sách thu hút đầu tư, kêu gọi đầu tư dưới nhiều
hình thức: đầu tư trực tiếp, gián tiếp, liên doanh, xã hội hóa, đầu tư các dự
án xây dựng hạ tầng theo các phương thức PPP, vận động vốn ODA. Đồng thời tăng
cường các biện pháp nâng cao hiệu quả đầu tư.
- Các công trình trọng điểm được xác định khi đầu tư sẽ tạo
động lực phát triển kinh tế - xã hội cho tỉnh. Đồng Nai đang có cơ hội lớn về thúc đẩy phát triển
công nghiệp hóa – hiện đại hóa. Hiện nay tỉnh đang triển khai công tác lập quy
họach tỉnh, trong đó chú trọng việc điều chỉnh bổ sung phát triển KCN, Cụm Công
nghiệp, cụm khu đô thị thương mại dịch vụ, ...
để phát huy lợi thế, và các điều kiện để thú hút đầu tư, phát triển kinh
tế xã hội theo đúng định hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
- Phát triển, thu hút các ngành
công nghiệp chủ lực có lợi thế so sánh, tập trung vào sử dụng các nguồn nguyên
liệu tại chỗ, nhất là nguyên liệu từ nông nghiệp; hướng đầu tư vào các dự án sản
xuất có trình độ công nghệ cao, không gây ô nhiễm và sử dụng ít lao động; thu hút
các tập đoàn kinh tế lớn có tiềm năng về công nghệ, tài chính để đầu tư vào những
ngành kỹ thuật có giá trị gia tăng cao như: máy móc thiết bị điện - điện tử,
công nghệ thông tin, viễn thông , vật liệu mới cùng với cám kết của những nhà đầu
tư này trong việc đẩy mạnh tỷ lệ nội địa hóa của sản phẩm; công nghiệp hỗ trợ
trong thời gian tới cũng sẽ được chú ý phát triển để tăng tỷ lệ nội địa hóa các
sản phẩm sản xuất trong nước…
- Khuyến
khích các doanh nghiệp đầu tư phát triển vào lĩnh vực công nghệ sinh học và ứng
dụng cho sản xuất nông nghiệp; duy trì các ngành có lợi thế về xuất khẩu như: dệt
may, da giày, tuy nhiên, lĩnh vực sản xuất này sẽ chuyển dần từ hình thức gia
công sang sản xuất trực tiếp nhằm gia tăng giá trị hàng hóa.
- Tập trung đầu tư xây dựng
hoàn chỉnh hạ tầng trong các khu công nghiệp, cụm công nghiệp; Đa dạng hoá trong hợp tác, liên doanh liên kết với
các nhà đầu tư nước ngoài để cung ứng các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ. Chú trọng
liên doanh, liên kết dưới dạng đối tác chiến lược, doanh nghiệp vệ tinh, chuyển
nhượng bản quyền, thương hiệu...
- Tập trung tháo gỡ khó khăn,
vướng mắc phát sinh trong hoạt động đầu tư, cải thiện môi trường đầu tư, đẩy mạnh
thu hút đầu tư gắn với đảm bảo an sinh xã hội và bảo vệ môi trường; hạn chế thu
hút các dự án có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường,...
- Tăng cường công tác xúc tiến
thương mại - đầu tư hướng vào các thị trường trọng điểm như Nhật Bản, EU, Hàn
Quốc, Đài Loan, ASEAN…, các đối tác có tiềm lực về công nghệ, tài chính; xúc tiến
đầu tư thông qua các kênh thông tin, các hiệp hội, các tập đoàn lớn, các doanh
nghiệp đã và đang đầu tư tại Đồng Nai để mời gọi đầu tư theo đúng chính sách
thu hút của tỉnh.
Chi đoàn