Thứ 6 - 26/02/2016
Màu đỏ Màu xanh nước biển Màu vàng Màu xanh lá cây
Chuyển đối số đồng hành và phát triển cùng tỉnh Đồng Nai
Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam 09-11
Một số điều cần biết về việc Lập quy hoạch theo Luật Quy hoạch số 21/2017/QH14

I. Vị trí, vai trò và chức năng của quy hoạch cấp quốc gia

1) Đối với công tác lập, thẩm định và phê duyệt quy hoạch

a.     QH tổng thể quốc gia (QHTTQG) là cơ sở để lập QH không gian biển quốc gia (QHKGBQG), QH tỉnh (QHT), QH đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt (QHĐVHCKTĐB), QH đô thị - nông thôn (QHĐTNT) trên địa bàn cả nước;

b.     Quy hoạch ngành quốc gia (QHNQG) phải phù hợp với quy hoạch tổng thể quốc gia, QH không gian biển quốc gia, quy hoạch sử dụng đất quốc gia;

c.      Quy hoạch vùng (QHV) phải phù hợp với QH cấp quốc gia (QHCQG);

d.     Quy hoạch tỉnh (QHT) phải phù hợp với QHCQG và QHV.

2) Đối với việc thực hiện, đánh giá quy hoạch

QH cấp quốc gia sau khi được quyết định hoặc phê duyệt sẽ là căn cứ để:

a.     Lập kế hoạch thực hiện quy hoạch  theo Điều 45- Luật Quy hoạch;

b.     Xây dựng các chính sách và giải pháp thực hiện QH theo Điều 45- Luật QH;

c.      Bố trí sử dụng các nguồn lực thực hiện quy hoạch;

d.     Làm cơ sở lập các báo cáo về hoạt động QH và đánh giá việc thực hiện QH theo quy định;

e.      Vận động đầu tư, huy động các nguồn lực thực hiện các chương trình, dự án cấp quốc gia theo quy hoạch được duyệt.

3) Đối với việc giám sát, thanh tra, kiểm tra và quyết định điều chỉnh QH

a.     Là cơ sở để cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thực hiện việc giám sát, thanh tra, kiểm tra các hoạt động quy hoạch;

b.     Là căn cứ để xem xét điều chỉnh quy hoạch.

II. Nội dung nhiệm vụ lập quy hoạch cấp quốc gia

1) Khung pháp lý: Điều 15 và Điều 16 - Luật Quy hoạch 2017

2) Nội dung thuyết minh

a.     Tên dự án quy hoạch;

b.     Sự cần thiết lập quy hoạch;

c.      Mục tiêu lập quy hoạch;

d.     Các căn cứ lập quy hoạch (phù hợp với Điều 20- Luật Quy hoạch);

e.      Phạm vi, ranh giới, thời hạn lập QH và các mô tả khái quát đặc điểm về lịch sử, điều kiện tự nhiên của đối tượng lập quy hoạch;

f.       Các chỉ tiêu dự báo phát triển và các tiêu chuẩn,quy chuẩn kỹ thuật phải tuân thủ;

g.     Các yêu cầu về nội dung và phương pháp lập quy hoạch;

h.     Thành phần hồ sơ quy hoạch và chi phí lập quy hoạch;

i.       Tổ chức thực hiện: Tiến độ lập quy hoạch và phân công trách nhiệm: Cơ quản tổ chức lập quy hoạch; cơ quan quản lý dự án quy hoạch; đơn vị tư vấn; cơ quan thẩm định; cơ quan quyết định, phê duyệt

3) Các bản vẽ:

a.     Bản đồ vị trí, phạm vi, ranh giới của đối tượng lập quy hoạch;

b.     Các bản đồ, sơ đồ minh họa (nếu có)

4) Các văn bản pháp lý và phụ lục:

a.     Tờ trình;

b.     Dự thảo văn bản phê duyệt;

c.      Phụ lục.

III. Nội dung và phương pháp lập quy hoạch tổng thể quốc gia

1) Khung pháp lý:

       i.            Điều 15, Điều 16, Điều 20, Điều 21 và Điều 22 - Luật Quy hoạch 2017;

     ii.            Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật QH.

2)  Căn cứ lập quy hoạch

a.     Các văn bản quy phạm pháp luật;

b.     Điều 20 - Luật Quy hoạch 2017;

c.      Các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và các định mức kinh tế-kỹ thuật được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành;

d.     Nhiệm vụ quy hoạch được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;

e.      Các tài liệu, số liệu điều tra cơ bản, các thông tin khoa học và bản đồ gốc tỉ lệ 1/1.000.000

3)  Phạm vi, ranh giới và thời kỳ lập quy hoạch:

a.     Phạm vi và ranh giới: Toàn bô diện tích đất tự nhiên và không gian biển (môi trường) khoảng 562.458km2 trong đó diện tích lãnh thổ đất liền nước ta là 331.699m2 (lãnh hải rộng 12 hải lý phía ngoài đường cơ sở).

b.     Thời kỳ lập quy hoạch: Khoản 2, Điều 8- Luật Quy hoạch 2017

4)  Mục tiêu quy hoạch:

a. Xây dựng khung chiến lược phát triển đất nước, định hướng các giải pháp về:

- Phần vùng quy hoạch và mô hình tổ chức lãnh thổ;

- Liên kết lãnh thổ trong và ngoài nước;

- Phân bố tổ chức hệ thống sản xuất; hệ thống đô thị và nông thôn; kết cấu hạ tầng; sử dụng đất đai tài nguyên thiên nhiên; trên địa bàn cả nước có tầm quan trọng cấp quốc gia, quốc tế;

- Bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu;

- Đảm bảo an ninh quốc phòng

- Hội nhập quốc tế;

- Định hướng phát triển cho không gian biển các ngành về các vùng cấp quốc gia.

b. Làm cơ sở để thực hiện vai trò, chức năng theo quy định của pháp luật đã được trình bày tại phần 1.4 trên.

5) Các nội dung phương pháp chủ yếu của quy hoạch tổng thể quốc gia

a) Nội dung 1: Phân tích đánh giá và chẩn đoán, nhận diện các vấn đề trọng yếu cần phải giải quyết.

(i) Phân tích các điều kiện tự nhiên: vị trí địa lý,địa hình,địa chất,địa chất thủy văn, nguyên liệu khoáng,địa chất công trình,khí hậu thổ nhưỡng,sinh vật-giới thực vật, động vật, cảnh quan. Đánh giá tổng hợp về lãnh thổ để phân vùng tự nhiên, xác định khu vực vùng đất đai theo các mức độ thuận lợi cho các mục đích sử dụng khác nhau;

(ii) Phân tích, đánh giá hiện trạng về các quan hệ và liên kết vùng KT-XH; dân số lao động; sử dụng đất đai; phân bổ xây dựng đô thị, nông thôn; hạ tầng xã hội; hạ tầng kỹ thuật. Các nguồn lực và ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ;

(iii) Cập nhật đánh giá các xu thế phát triển trong nước, quốc tế (thông tin khoa học), chủ trương, chính sách, cơ chế, các định hướng phát triển lớn, các QH, kế hoạch, dự án và nguồn lực thực hiện;

(iv) Hiện trạng mô hình tổ chức lãnh thổ về chính trị-hành chính; hệ thống các vùng lãnh thổ; nhận dạng các vùng, khu chức năng đặc thù (quân sự, an ninh, bảo tồn các di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh vv);

(v) Phân tích, đánh giá tổng hợp bằng các phương pháp thích hợp (Matrix SWOT, DAFO, MIC, Matrix N-P-N, DELFI ..vv..). Nhận diện các vấn đề phải giải quyết;

(vi) Đánh giá tổng hợp đất đai theo 2 nhóm yếu tố: Tự nhiên và nhân tạo, xác định các khu vực thuận lợi theo mục đích sử dụng, xác định sức chứa hoặc kế hoặc khả năng dung nạp và các “ngưỡng” phát triển không gian của các vùng trong cả nước

b) Nội dung 2: Xác định các quan điểm, mục tiêu, dự báo các chỉ tiêu phát triển và hình thành chiến lược quốc gia

(i) Xác định các quan điểm và mục tiêu:

- Quan điểm là điểm xuất phát quy định phương hướng suy nghĩ, cách xem xét và hiểu các hiện tượng, các vấn đề. Ví dụ: chiến lược phát triển KT-XH Việt Nam 2010-2020 công bố tại Đại hội XI của Đảng đã xác định 05 quan điểm phát triển đất nước:

(1) Phát triển nhanh gắn liền với phát triển bền vững, phát triển bền vững là yêu cầu xuyên suốt trong chiến lược;

(2) Đổi mới đồng bộ, phù hợp về kinh tế và chính trị vì mục tiêu xây dựng Việt Nam XHCN dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh;

(3) Mở rộng dân chủ, phát huy tối đa nhân tố con người; coi con người là chủ thể, nguồn lực chủ yếu và là mục tiêu của phát triển;

(4) Phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất với trình độ khoa học, công nghệ ngày càng cao; đồng thời hoàn thiện quan hệ sản xuất trong nền kinh tế thị trường XHCN;

(5) Xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ ngày càng cao trong điều kiện hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng.

Quan điểm trên là cơ sở để xây dựng các quan điểm quy hoạch tổng thể và tổ chức lãnh thổ quốc gia.

- Mục tiêu:

+ Mục tiêu bao gồm mục tiêu tổng quát và các mục tiêu cụ thể về kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trường hoặc sinh thái. Mục tiêu tổng quát còn gọi là mục tiêu trung tâm hoặc chiến lược.

+ Xác định mục tiêu dựa trên phương pháp “cây mục tiêu” (Hình 3.2)

Ví dụ 1: Chiến lược phát triển KTXH nước ta đến 2020 đã xác định mục tiêu tổng quát“Phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại; chính trị - xã hội ổn định, dân chủ, kỷ cương, đồng thuận; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên rõ rệt; độ lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ được giữa vững, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng lên; tạo tiền đề để phát triển cao hơn trong giai đoạn sau”. Trên cơ sở mục tiêu tổng quát, chiến lược đã đưa ra 3 mục tiêu cụ thể: kinh tế, văn hóa-xã hội và môi trường.

Ví dụ 2: QHTT phát triển lãnh thổ Mataró, vùng Catalan  Tây Ban Nha đã xây dựng mục tiêu chiến lược như sau:

Phát triển lãnh thổ, kinh tế và xã hội  theo hướng bền vững; đa dạng hóa và hiện đại hóa cơ sở sản xuất được lồng ghép trong hệ thống đô thị vùng Catalan và vùng Tây Địa Trung Hải của Châu Âu; tăng cường tổng thể các trang thiết bị và dịch vụ giúp cho phát triển toàn diện con người là chủ thể của xã hội dân sự.

Ví dụ 3: Mục tiêu phát triển không gian quốc gia của Nhật Bản

(ii) Dự báo các xu thế phát triển:

Các xu thế phát triển bao gồm: (1) Liên kết vùng; (2) Kinh tế -xã hội; (3) Dân số, lao động và đô thị hóa; (4) Nhu cầu sử dụng đất đai; (5) Phát triển cơ sở hạ tầng; (6) Bảo vệ môi trường và sinh thái bền vững, trong một bối cảnh luôn chuyển đổi.

- Về bối cảnh:

+ Chiến lược phát triển KT-XH của Việt Nam đã xác định rõ tình hình đất nước với những mạnh, yếu, thách thức và cơ hội và bối cảnh quốc tế.

+ Chiến lược không gian của Nhật Bản đã chỉ ra 6 thách thức:

(1) Dân số sụt giảm nhanh chóng, tỷ lệ sinh giảm, dân số phân bổ không đồng đều; (2) Sự già hóa dân số; (3) Cạnh tranh trong môi trường quốc tế liên tục thay đổi; (4) Thiên tai thảm khốc và cơ sở hạ tầng cũ kĩ; (5) Thực phẩm, nước, năng lượng và vấn đề môi trường; (6) Đổi mới công nghệ.

  Chi đoàn

Liên kết webiste

Thăm dò ý kiến

Đánh giá về trang thông tin điện tử Sở Kế hoạch và Đầu tư Đồng Nai

 

Số lượt truy cập

Trong ngày:
Tất cả:

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ SỞ KẾ HOẠCH - ĐẦU TƯ TỈNH ĐỒNG NAI

Giấy phép số: 160/GP-BC do Cục báo chí Bộ VHTT cấp ngày 15/6/2006.
Chịu trách nhiệm chính: Thạc sĩ Nguyễn Hữu Nguyên - Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đồng Nai. 
Địa chỉ: số 2 Nguyễn Văn Trị - Thanh Bình - Biên Hoà - Đồng Nai 
ĐT: 0251.3822505  - Email: skhdt@dongnai.gov.vn​